(TN&MT) – Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư số 06/2023/TT-BTNMT Hướng dẫn lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch.
Khoản 1 Điều 93 Luật Bảo vệ môi trường đã quy định nội dung lồng ghép ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) vào chiến lược, quy hoạch. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm đảm bảo quá trình xây dựng và cập nhật chiến lược, quy hoạch của các cơ quan có sự thống nhất, hiệu quả phục vụ phát triển bền vững.
Theo phụ lục ban hành kèm Thông tư này, Chiến lược phải thực hiện lồng ghép gồm: Chiến lược khai thác, sử dụng tài nguyên cấp quốc gia; Chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng.
Quy hoạch phải thực hiện lồng ghép gồm: Quy hoạch quốc gia; Quy hoạch vùng; Quy hoạch tỉnh; Quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt; Quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành.
5 bước thực hiện lồng ghép
Quy trình lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu được thực hiện theo 5 bước đối với cả chiến lược và quy hoạch.
Đối với chiến lược, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ xây dựng, điều chỉnh chiến lược cần xác định các giải pháp trong cả 2 lĩnh vực thích ứng biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (KNK).
Về thích ứng BĐKH, Thông tư chỉ rõ cần xác định các ngành, lĩnh vực, khu vực trọng điểm, cộng đồng dân cư có nguy cơ chịu tác động tiêu cực của BĐKH. Giải pháp thích ứng với BĐKH gồm: thể chế, chính sách; công trình, phi công trình; phát triển khoa học và ứng dụng công nghệ tiên tiến; chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn; phát triển nguồn nhân lực, nâng cao nhận thức, huy động nguồn lực tài chính, hợp tác quốc tế và các giải pháp khác. Trong đó, ưu tiên giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu có hiệu quả, bền vững; giải pháp tận dụng tác động tích cực do biến đổi khí hậu mang lại.
Về giảm nhẹ phát thải KNK, cần xác định các ngành, lĩnh vực, đối tượng phát thải KNK chủ yếu. Cùng với đó là mục tiêu giảm phát thải KNK tổng thể, mục tiêu giảm phát thải KNK đối với ngành, lĩnh vực, khu vực trọng điểm; đóng góp vào mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 của quốc gia. Các giải pháp thực hiện giảm nhẹ phát KNK phải phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển quốc gia, ngành, lĩnh vực, khu vực trọng điểm, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội.
Đối với quy hoạch, cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ xây dựng, điều chỉnh quy hoạch xác định yêu cầu phải thực hiện hoạt động lồng ghép nội dung ứng phó với BĐKH trong nhiệm vụ lập quy hoạch. Trong đó, cần chú ý, quan điểm của quy hoạch về ứng phó với BĐKH phải rõ ràng, có tính dài hạn và khả thi; phù hợp với xu thế chung, chính sách, định hướng phát triển kinh tế – xã hội và điều kiện tự nhiên, tiềm năng phát triển của quốc gia, vùng, địa phương và của ngành, lĩnh vực.
Việc lồng ghép vào phương án, phương hướng hoặc định hướng quy hoạch dựa trên đặc điểm tự nhiên, kinh tế – xã hội và lợi thế của quốc gia, vùng, địa phương. Lồng ghép các giải pháp ưu tiên trong ứng phó với BĐKH là thích ứng hoặc giảm nhẹ, hoặc cả hai nội dung nêu trên.
Quy định vấn đề chuyển tiếp chiến lược, quy hoạch
Thông tư cũng đưa ra quy định chuyển tiếp. Theo đó, đối với chiến lược, quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ lập, điều chỉnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì thực hiện theo quy định của pháp luật tại thời điểm phê duyệt nhiệm vụ lập, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch.
Đối với chiến lược, quy hoạch đã lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu được phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, khi điều chỉnh chiến lược, quy hoạch kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì phải thực hiện lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định tại Thông tư này đối với nội dung điều chỉnh của chiến lược, quy hoạch.
Đối với chiến lược, quy hoạch chưa lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu được phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, khi điều chỉnh chiến lược, quy hoạch kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì phải thực hiện lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định tại Thông tư này.
Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 1/10/2023.
Thông tin, dữ liệu phục vụ quá trình lồng ghép
1. Kịch bản biến đổi khí hậu cập nhật gần nhất do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố.
2. Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và các chiến lược có liên quan khác.
3. Đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam cập nhật gần nhất.
4. Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu; Kế hoạch hành động giảm phát thải khí mê-tan; các kế hoạch hành động của bộ, ngành, địa phương về ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh và các kế hoạch có liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu.
5. Các báo cáo gồm đánh giá khí hậu; ứng phó với biến đổi khí hậu; đánh giá tác động của biến đổi khí hậu; giám sát và đánh giá hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu; kiểm kê khí nhà kính; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; tình hình thiên tai và công tác phòng, chống thiên tai của bộ, ngành, địa phương và các báo cáo có liên quan khác.
6. Thông tin, dữ liệu quan trắc khí tượng, thủy văn, hải văn và các hiện tượng cực đoan liên quan trong quá khứ và hiện tại.
7. Quy hoạch tổng thể quốc gia; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, ngành, lĩnh vực.
8. Các tài liệu có liên quan khác.
Dịch vụ Kiểm kê khí nhà kính của Mecie
Đối tượng phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính là đối tượng có mức phát thải khí nhà kính hằng năm từ 3.000 tấn CO2 tương đương trở lên hoặc thuộc một trong các trường hợp sau:
(1) Nhà máy nhiệt điện, cơ sở sản xuất công nghiệp có tổng lượng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 tấn dầu tương đương (TOE) trở lên;
(2) Công ty kinh doanh vận tải hàng hóa có tổng tiêu thụ nhiên liệu hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
(3) Tòa nhà thương mại có tổng tiêu thụ năng lượng hằng năm từ 1.000 TOE trở lên;
(4) Cơ sở xử lý chất thải rắn có công suất hoạt động hằng năm từ 65.000 tấn trở lên.
CÁC LĨNH VỰC PHẢI THỰC HIỆN KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH: 06 LĨNH VỰC
Các lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính là lĩnh vực có các nguồn phát thải khí nhà kính lớn, gồm:
(1) Năng lượng: Công nghiệp sản xuất năng lượng, Tiêu thụ năng lượng trong công nghiệp, thương mại, dịch vụ và dân dụng; khai thác than, dầu, khí tự nhiên
(2) Giao thông vận tải: Tiêu thụ năng lượng trong giao thông vận tải
(3) Xây dựng: tiêu thụ năng lượng trong ngành xây dựng; các quá trình công nghiệp trong sản xuất vật liệu xây dựng
(4) Các quá trình công nghiệp: Sản xuất hóa chất; luyện kim; công nghiệp điện tử; sử dụng sản phẩm thay thế cho các chất làm suy giảm tầng ô-zôn; sản xuất và sử dụng các sản phẩm công nghiệp khác
(5) Nông nghiệp, lâm nghiệp, sử dụng đất: Chăn nuôi; lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất; trồng trọt; tiêu thụ năng lượng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; các nguồn phát thải khác trong nông nghiệp.
(6) Chất thải: Bãi chôn lấp chất thải rắn; xử lý chất thải rắn bằng phương pháp sinh học; thiêu đốt và đốt lộ thiên chất thải; xử lý và xả thải nước thải.
DỊCH VỤ TƯ VẤN KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH – HƯỚNG DẪN ĐỊNH LƯỢNG VÀ BÁO CÁO PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH THEO ISO 14064-1
Để giúp doanh nghiệp thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo yêu cầu của luật – MECIE VIỆT NAM cung cấp gói dịch vụ tư vấn Kiểm kê khí nhà kính – Hướng dẫn định lượng và báo cáo phát thải khí nhà kính theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP Quy định Giảm nhẹ phát thải Khí nhà kính và Bảo vệ tầng Ô-dôn và theo tiêu chuẩn ISO 14064-1. Các hoạt động bao gồm:
1. Khảo sát doanh nghiệp – Xác định mục tiêu và phạm vi kiểm kê
2. Xác định các hoạt động phát thải; thu thập thông tin, tài liệu, hồ sơ phục vụ hoạt động định lượng kiểm kê.
3. Định lượng phát thải
4. Kiểm kê khí nhà kính theo năm cơ sở
5. Báo cáo kiểm kê khí nhà kính
Hệ thống cơ sở dữ liệu chuẩn xác và đa dạng cho nhiều ngành nghề
TẠI SAO NÊN CHỌN DỊCH VỤ KIỂM KÊ KHÍ NHÀ KÍNH CỦA MECIE?
1. Đội ngũ chuyên gia có đầy đủ bằng cấp và chứng nhận, hoạt động > 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm kê năng lượng, môi trường.
2. Kinh nghiệm làm việc chuyên nghiệp với Doanh nghiệp
3. Dịch vụ nhanh chóng, chất lượng
4. Có khả năng xử lý tốt công việc với các Cơ quan ban ngành
MECIE VIỆT NAM – tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM, đáp ứng tiêu chí xử lý hồ sơ NHANH – TỐI ƯU CHI PHÍ tốt nhất cho doanh nghiệp. Chúng tôi với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm và tận tâm, cam kết xử lý hồ sơ đúng và đầy đủ theo yêu cầu của Quý Doanh Nghiệp !
Mọi thông tin chi tiết, LIÊN HỆ NGAY: HOTLINE – 0961.628.998 để TƯ VẤN MIỄN PHÍ và NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.
————————————————————————————————————————————————-
CÔNG TY TNHH MÁY VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT - MÔI TRƯỜNG MECIE ☎Hotline: 0961.628.998 ?Email: mecie.vn@gmail.com ?KV Miền Bắc: Tầng 5, tòa nhà Nam Hải Lakeview, Lô 1/9A, KCN Vĩnh Hoàng, Quận Hoàng Mai, Hà Nội ?KV Miền Nam: Số 3, đường 7, KDC Cityland, Quận Gò Vấp, TP.HCM ?KV Miền Tây: Số 34 đường Trần Bình Trọng, Phường 5, Khóm 5, TP.Cà Mau